Khai giảng Chương trình Lãnh đạo nguồn khóa 3 năm học 2022 – 2023




Chiều ngày 15/11, buổi khai giảng và nội dung học đầu tiên của Chương trình Lãnh đạo nguồn khóa 3 năm học 2022 – 2023 đã được diễn ra vào 13:30 dành cho hơn 40 học viên xuất sắc hoàn thành phần thi tuyển.

Buổi khai giảng dc diễn ra tại phòng đào tạo tầng 8 FPT Tower và OMT với sự hỗ trợ của thiết bị Onmeeting 10.

Chia sẻ về mục tiêu của chương trình lần này, BTC chương trình hướng đến việc chia sẻ về những điểm khác biệt của chương trình Khóa 3 so với 2 khóa trước đó, đồng thời giúp anh/chị Lãnh đạo nguồn hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm của mình khi tham gia vào chương trình đào tạo nguồn của công ty cùng như hiểu được các phẩm chất, nhiệm vụ quan trọng của người lãnh đạo FTEL và kiến thiết cho mình một khát vọng thành công. ”

Buổi khai giảng có sự tham gia của những khách mời đặc biệt bao gồm anh Hoàng Nam Tiến – chủ tịch FPT Telecom, chị Trần Hạnh Dung – GĐ Trung tâm Đào tạo, chị Nguyên Khánh Linh – PGĐ Nhân sự và chị Nguyễn Thị Hoài Thanh – PGĐ Nhân sự.

Ngay từ khi mở đầu chương trình, chị Dung đã nhấn mạnh rằng bên cạnh những kiến thức các học viên sẽ được tiếp cận, mỗi cá nhân đều có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc sắp xếp, cân bằng thời gian làm việc, học tập và cả cuộc sống cá nhân của mình. Đồng tình với chia sẻ ấy, chị Linh đã gửi lời động viên, mong các anh chị sẽ sẵn sàng hoàn thành các khóa huấn luyện thật thành công và xuất sắc.

Về điểm mới của khóa học, chị Dung chia sẻ rằng năm nay FTC sẽ nâng cao ý thức thực tiễn, cụ thể, song song việc học tập cùng các chuyên gia, đồng hành cùng các học viên (mentee) sẽ là các sư phuuj (mentor) theo hình thức Mentorship. Ngoài ra, từ thời điểm này, các học viên cũng có thể sử dụng những ứng dụng để chủ động hơn trong việc học tập như EFOX.FPT.VN, Foxskill.

Lịch trình đào tạo dự kiến sẽ kéo dài từ tháng 12/2022 đến tháng 7/2023. Trong suốt quá trình ấy sẽ bao gồm chương trình Sư phụ đệ tử, Đề án tốt nghiệp cùng các khóa học tự chọn và bắt buộc, trong đó các nội dung học đều vô cùng đa dạng và được trải dài.

Trước khi bước vào buổi học đầu tiên, chủ tịch Hoàng Nam Tiến đã bày tỏ mong muốn của mình về một khóa học sẽ đúng theo châm ngôn “Học tày không thầy học bạn”. Cá nhân anh cho rằng mỗi chúng ta đều là những người xuất sắc trong từng lĩnh vực của mình, vậy nên không chỉ học hỏi từ các chuyên gia hay các mentor, anh tin rằng việc học hỏi từ chính những bài học thực tiễn của các “bạn cùng lớp” sẽ đáng giá hơn rất nhiều.

“Lãnh đạo nguồn -học chất/Lãnh đạo nguồn – Thăng chức” chính là khẩu hiệu đã được hô vang trong buổi học lần này. Từng học viên đều thể hiện rõ sự quyết tâm và mong muốn học hỏi của mình thông qua việc hô vang khẩu hiệu lần này.

Trong buổi học đầu tiên, anh Hoàng Nam Tiến đã mang đến đề tài “Quản trị và Quản lý” với những nội dung chính như thế nào là một lãnh đạo đích thực hay các nguyên tắc, phẩm chất của một người lãnh đạo cần có. Anh Tiến đã gợi í một loạt những quyển sách nên đọc và nên học tới các học viên như “Sách đội nhóm tuyệt đỉnh”, “10 ngày quản trị kinh doanh” hay “nhà lãnh đạo tương lai”,….Mỗi quyển sách đều mang cho mình từng giá trị khác nhau, nhưng lại vô cùng cần thiết với những lãnh đạo tương lai.

Các học viên chăm chú lắng nghe

Anh cũng chia sẻ thêm về nguyên tắc lãnh đạo của Amazon, cụ thể bao gồm: nỗi ám ảnh về Khách hàng, làm chủ kết quả kinh doanh, sáng tạo và đơn giản hóa, khả năng phán đoán tốt, học hỏi liên tục và cầu thị, tuyển dụng và phát triển nhân tài, và cuối cùng là đặt ra những tiêu chuẩn cao.

“Chính trực – trung thực – kỷ luật – đạo đức” – đây chính là lựa chọn của những nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới như một nền móng vững chắc cho từng người để làm cơ sở cho mọi quyết định. Đặc biệt hơn cả, sự chính trực trong kinh doanh được anh Tiến đề cao hàng đầu. Chính điều đó sẽ là tiền đề tạo nên sự uy tín sự tôn trọng từ anh em và cấp trên, giúp tập trung giải quyết những việc chính. Nâng cao chất lượng, văn hóa doanh nghiệp và doanh số tăng mạnh.

“Hãy đối xử với người khác theo cách mà bản thân ta muốn được đối xử” là câu nói được chủ tịch Hoàng Nam Tiến đề cập đến liên tục. Bên cạnh đó, mỗi lãnh đạo cần phải xác định cho mình 3 nhiệm vụ chính bao gồm kế thừa, thay đổi và đổi mới. trong đó, việc thể hiện sự tôn trọng với người tiền nhiệm của mình là một trong những điểm vô cùng cần thiết, từ đó các lãnh đạo sẽ nỗ lực làm tốt hơn mỗi ngày dựa trên những gì đã được bàn giao, và cuối cùng chính là tìm ra đội ngũ nòng cốt, phù hợp cho chính mình.

Với kinh nghiệm của mình, anh Tiến đã chia sẻ thêm vè 8 bước thay đổi tổ chức bao gồm xác lập ý thức về sự cấp thiết, xây dựng 1 nhóm tiên phong, tạo lập tầm nhìn, truyền đạt tầm nhìn, trao quyền cho cá nhân khác để tạo lập tầm nhìn, lập kế hoạch và tạo ra những thành quả ngắn hạn, củng cố những cải tiến và tạo sự thay đổi và thể chế hóa cách tiếp cận mới.

Tôi tin rằng những người ở đây sẽ có những vị trí đầy thách thức khó khăn nhưng lại vô cùng đáng giá, vì chính những khó khăn ấy sẽ khẳng định mình cũng như mang đến sự tôn trọng từ mọi người, hỗ trợ mang đến một cuộc sống tốt hơn, hay thậm chí là thu nhập tốt hơn. Đừng bao giờ hài lòng với những gì đang có,  chúng ta phải làm những điều khác biệt và sự thành công đấy phải có các bạn” – anh Tiến chia sẻ.

Đến với chuyên mục hỏi và đáp, hàng loạt các câu hỏi liên tục được đề cập đến với đa dạng các chủ đề từ chuyên môn đến cuộc sống hàng ngày.

Trong đó, câu hỏi đầu tiên được đề cập đến và nhận được nhiều sự chú ý chính là “Đối với anh Tiến, nhân trị hay pháp trị nên được sử dụng trong việc quản trị?” Trả lời cho câu hỏi này, anh Hoàng Nam Tiến khẳng định không có phương pháp nào là đúng tuyệt đối. Thay vì cố gắng học hỏi người khác, chúng ta hãy làm điều gì tốt nhất và phù hợp nhất với bản thân, năng lực của mỗi người.

Không chỉ những câu hỏi mang tính chuyên môn cao được chú trọng mà những câu hỏi liên quan đến việc cân bằng giữa cuộc sống và công việc cũng được đặc biệt chú ý. Khi làm một lãnh đạo, khi mà trách nhiệm và khối lượng công việc đè nặng trên vai mỗi ngày, việc dành thời gian hay nỗ lực thấu hiểu con trẻ của mình dường như vô cùng khó khăn.

Với vấn đề này, anh Tiến cho rằng thay vì cố gắng làm bạn với con mình, chúng ta hãy trở thành những “người đồng hành” của nhau. Không có một công thức hay bất cứ quy luật nào cả, chúng ta chỉ có thể tự tìm cách để trở thành người đồng hành của các con mình.

Trải qua hơn một giờ hỏi và đáp, các học viên đều vô cùng phấn khích và cho rằng đây là một buổi học vô cùng hữu ích. Xuyên suốt buổi học ấy chính là những tiếng cười, những câu đùa dí dóm xen lẫn những chia sẻ thẳng thắn đến từ diễn giả – chủ tịch Hoàng Nam Tiến.

Manh Manh




Tham khảo: foxnews.fpt.vn

Bài đăng có liên quan

Thế hệ 9x bùng nổ: khi sức trẻ làm nên những BestSales trong số bán Camera

Người FPT trải nghiệm tương lai với loạt công nghệ made by FPT

FPT Telecom giúp học sinh trở thành ‘thám tử’ nhận diện an toàn trên không gian mạng