INF MN và ISC thể hiện ‘bùng nổ’ tại Chung khảo iKhiến số 5


Số lượng sáng kiến dự thi kỷ lục – lên đến 12 sáng kiến, bên cạnh 3 đơn vị lần đầu tranh tài trong iKhiến 2024 là điểm nhấn đặc biệt trong chung khảo iKhiến số 5.

Chiều ngày 28/8, chung khảo iKhiến số 5, bảng B – Về quy trình quản trị và công cụ, phương tiện làm việc ghi nhận con số sáng kiến dự thi kỷ lục – 12 sáng kiến. Buổi chung khảo ghi nhận những đơn vị lần đầu tham gia tranh tài như FPT Smart Cloud, FPT Education, FPT Retail bên cạnh những cái tên quen thuộc là FPT Software, FPT Telecom và Synnex FPT. Đồng thời, buổi tranh tài cũng nhận được góp ý, đánh giá từ Hội đồng thẩm định cho các sáng kiến cải tiến quy trình công việc tại FPT.

Mở đầu vòng chung khảo số 5 là sáng kiến AIOpTech của nhóm tác giả FPT Telecom. Nhóm tác giả của sáng kiến đến từ INF MN bao gồm Nguyễn Quang Vinh, Lê Tăng Có, Nguyễn Nhật Khang. Trình bày tại điểm cầu TP HCM, nhóm tác giả cho biết, AIOpTech là công cụ AI phân tích hình ảnh và đọc giá trị đo kiểm trực tiếp từ màn hình thiết bị, mang lại kết quả nhanh chóng và chính xác. FPT Telecom có hơn 1 triệu hình ảnh đo kiểm cần kiểm soát và 3.700 thiết bị cần quản lý, việc nghiệm thu và bảo trì thiết bị vẫn dựa vào thao tác thủ công gây lãng phí thời gian, nguồn lực và chi phí. Để giảm tải công việc và tăng năng suất cho CBNV, AIOpTech ra đời.

Sáng kiến giúp giảm hơn 90% thời gian thao tác, hỗ trợ kỹ thuật viên và kiểm soát viên xử lý công việc hiệu quả, tăng năng suất. Đội dự án dự kiến, sáng kiến giúp tiết kiệm 103 man-month/năm, tương đương 1,2 tỷ đồng.

Hội đồng thẩm định đã dành một số câu hỏi như: “Giải pháp có thể phân tích hình ảnh trên bao nhiêu thiết bị?”, “Chi phí vận hành thế nào?”, “Sáng kiến có đưa ra được dự đoán về tình trạng thiết bị hay không?”… Trả lời câu hỏi này, đại diện nhóm cho biết: “AIOpTech phân tích được 5 máy hàn và 19 máy đo, tùy dữ liệu đầu vào sẽ tiến hành phân tích theo từng loại máy. Hiện, giải pháp được phát triển bởi nội bộ FPT Telecom, sử dụng server công ty cung cấp, có team phát triển phần mềm từ web đến mobile để chạy tốt mọi quy trình. Với nguồn dữ liệu càng dày, giải pháp sẽ đưa ra phân tích dựa trên biểu đồ của dữ liệu. Về lâu dài, nhóm sẽ tiến hành đưa AI để tự động hóa, phân tích và đánh giá”.

Nhóm tác giả sáng kiên AIOptech đến từ INFMN.

Sáng kiến FTEL.eInvoice thuộc FPT Telecom dự thi tại điểm cầu TP HCM. Đối mặt với những thách thức trong việc xử lý 42 triệu hóa đơn 1 năm, bao gồm rủi ro sai sót, chi phí cao và yêu cầu khắt khe từ Tổng cục Thuế, nhóm tác giả nhà Viễn Thông đã cho ra đời FTel.eInvoice, hệ thống quản lý hóa đơn điện tử được phát triển với công nghệ tiên tiến, kết nối trực tiếp với Tổng cục Thuế để tối ưu hóa quy trình, nâng cao năng suất và giảm thiểu chi phí vận hành.

Nhóm tác giả đến từ ISC trình bày tại vòng Chung khảo.

Sáng kiến đảm bảo 98% nghiệp vụ cho Ban Kế toán – Tài chính và Trung tâm quản lý cước, xử lý thành công 70 triệu hóa đơn. Đến nay, FTEL.eInvoice đã tiết kiệm cho đơn vị hơn 22 tỷ đồng. Giải pháp được xây dựng dựa trên nguồn lực và hạ tầng của đơn vị. Nhóm dự án đang trong quá trình phân tích để chọn ra mục tiêu cụ thể, đem đến giá trị để đưa vào vận hành trong tương lai.

Nhóm tác giả sáng kiến FTEL.eInvoice.

Khi được giám khảo hỏi tại sao không sử dụng bên thứ 3 mà chỉ kết nối trực tiếp với cơ quan thuế, nhóm tác giả lý giải: “Không sử dụng bên thứ 3 là tối ưu chi phí, bảo mật thông tin hóa đơn và doanh thu cho công ty. Ngoài ra, FPT Telecom có platform quản lý hóa đơn điện tử từ năm 2014, cung cấp giải pháp đến cơ quan thuế và là lĩnh vực đặc thù được cơ quan thuế cho phép nằm trong danh sách được kết nối trực tiếp đến Tổng cục thuế. Hiện, phạm vi hoạt động của hệ thống là kết nối với Tổng cục thuế để truyền nhận dữ liệu, hóa đơn, cung cấp phần mềm quản lý nghiệp vụ hóa đơn, gửi email hoặc hỗ trợ kinh doanh…”.

Kết quả vòng Chung khảo số 5 của iKhiến sẽ được cập nhật tại Foxnews.



Nguồn: foxnews.fpt.vn

Bài đăng có liên quan

Thế hệ 9x bùng nổ: khi sức trẻ làm nên những BestSales trong số bán Camera

Người FPT trải nghiệm tương lai với loạt công nghệ made by FPT

FPT Telecom giúp học sinh trở thành ‘thám tử’ nhận diện an toàn trên không gian mạng