Tết đoan ngọ và những chuyện chưa kể

Ngày 5/5 âm lịch hàng năm, Việt Nam nhà nhà lại tổ chức Tết Đoan Ngọ. Các bạn thường hay gọi tết đoan ngọ hay còn gọi là tết diệt sâu bọ ở Việt Nam.

Thế các bạn có biết lịch sử nguồn gốc của tết đoan ngọ không?

Chúng ta cùng tìm hiểu về tết đoan ngọ nhé.

Lịch sử tết đoan ngọ

Tết đoan ngọ hay còn được gọi là tết đoan dương, đây là tết cổ truyền ở Việt Nam ta và một số nước như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Triều Tiên và Nhật bản.

Tết đoan ngọ bắt đầu vào đầu trưa ngày 5/5 âm lịch (Đoan là bắt đầu, ngọ là giờ tính từ 11h – 1h trưa). Theo triết lý của y học Đông Phương, ngày 5/5 rơi vào hạ chí là ngày nóng nhất của trời đất và cơ thể của con người.

Tại Việt Nam, tết đoan ngọ được biết đến nhiều hơn là tết diệt sâu bọ. Đây là ngày tốt nhất để bắt sâu bọ ngoài đồng gây hại trên cây trồng. Đồng thời ở một số nơi tại Việt Nam, tết diệt sâu bọ nhiều người dân còn xổ giun để tiêu diệt sâu bọ trong cơ thể.

Truyền thuyết về lịch sử ngày tết đoan ngọ

Trung thần và cái chết đầy bi ai

Tại Trung Quốc lưu truyền trong nhân gian một câu chuyện về nhân vật tên là Khuất Nguyên. Ông làm quan tại nước sở và là nhà thơ văn nổi tiếng tại thời bấy giờ. Truyện kể rằng, ông đã sáng tác bài thơ “Ly tao” rất nổi tiếng. Ngụ ý bài thơ nói về tâm trạng buồn bã khi đất nước bị suy vong, trung thần như ông lại bị vua không màng đến, ông là người yêu nước nhưng bạc mệnh. Đến cuối đời, ông bị Vua Sở Tương Vương đày ải ra Giang Nam, Vua bỏ, ông mất hết ý chí suối ngày ca hát như người điên, sau khi viết bài phú “Hoài Sa” liền ôm một phiến đá, nhảy sông Mịch La tự vẫn.

Theo truyền thuyết này, để tưởng nhớ về Khuất Nguyên, con người trung quân ái quốc nhưng bạc mệnh dẫn đến cái chết đầy bi thảm, người ta đã tổ chức tưởng nhớ ông vào ngày tết Đoan Dương (tết đoan ngọ).

Sự tích 2 chàng Lưu – Nguyễn gặp tiên

Vào ngày tết đoan đương, 2 chàng Lưu – Nguyễn cùng nhau vào núi “Thiên Thai” hái thuốc, tại núi này 2 chàng đã gặp hai tiên nữ. 2 chàng Lưu – Nguyễn say mê 2 nàng tiên nữ và kết duyên tại núi ở mãi không về. Được nửa năm, 2 tiên nữ trở về chốn tiên, khuyên ngăn không được, 2 chàng lại trở về nhà. Sau khi rời khỏi tiên cảnh, 2 chàng chợt nhận ra nửa năm ở núi Thiên Thai đã qua mấy trăm năm ở chốn nhân gian, người thân không còn, 2 chàng lại quay trở về lại núi Thiên Thai từ đó không ai gặp lại.

Tết đoan ngọ trong văn hóa Việt Nam

Trong văn hóa người Việt Nam, ngày mùng năm tháng năm âm lịch lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. Tương truyền trong nhân gian có câu ca dao:

Tháng năm ngày tết Đoan Dương
Là ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn Lang

ca dao Việt Nam

Tại khu vực Đông Nam Bộ, chắc hẳn ai cũng đã nghe qua núi Bà Đen. Ngày mùng 5/5 tại Đông Nam Bộ lại được gọi là ngày “Vía Bà” được tổ chức mừng kính Linh Sơn Thánh Mẫu trên núi này.

Ngày mùng năm tháng năm tại khu vực Tây Nam Bộ lại là ngày bắt đầu mùa lũ. Hàng năm vào ngày này, nước sông Mê Kông chảy từ thượng nguồn về xuôi mang theo Phù Sa làm cả sông đục ngầu và hình thành nhiều xoáy nước, tại đây còn gọi ngày mùng năm tháng năm là ngày “nước quay”.

Các hoạt động trong ngày tết đoan ngọ

Trong ngày tết đoan ngọ, mọi người thường quây quần bên nhau trong bữa cơm gia đình.

Buổi sáng ngày tết đoan ngọ, mọi người thường ăn bánh tro, chè hạt sen và uống rượu nếp (hoặc cơm rượu nếp) để giết sâu bọ, giun sán, bệnh tật trong người. Thông thường, mọi người sẽ ăn ngay cơm rượu sau khi ngủ dậy.

Nhiều nơi sẽ tắm nước lá mùi để phòng bệnh.

Nhiều địa phương sẽ đi tắm biển vào giờ ngọ (11h – 1h).

Các món ăn đặc biệt trong ngày tết đoan ngọ

Bánh tro đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Miền Nam Việt Nam. Bánh tro có nhiều tên khác nhau như bánh ú, bánh gio và bánh âm, và có vài biến thể khác nhau theo địa phương. Người ta làm bánh bằng gạo đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối. Bánh tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật.

Ở miền Bắc, ngày này các gia đình thường làm các món từ vịt, đặc biệt là tiết canh vịt (nhưng những năm gần đây, sau khi có dịch cúm gia cầm thì người ta hạn chế ăn). Nhưng dường như các chợ ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ những ngày trước và trong Tết Đoan Ngọ thường rất rộn rã việc mua bán vịt sống.

Bánh tro cũng được coi là thành phần không thể thiếu trong ngày Tết này, mà hình dạng truyền thống là bánh tro hình tứ giác (tiêu biểu ở người Tày, Nùng…). Bánh thường được làm trước 1-2 ngày và cúng tổ tiên vào ngày 5 tháng 5.

Cơm rượu hay cái rượu cũng là món ăn được nhiều người ưa thích trong tết Đoan ngọ; uống rượu hoặc ăn rượu nếp để giết sâu bọ.

Chè hạt sen nấu cùng bột sắn dây và chè đậu đen có tác dụng giải nhiệt. Tiết trời đầu tháng Năm nắng nóng, dễ sinh các bệnh nhiệt trong người, chè hạt sen, chè đậu đen được nhiều gia đình lựa chọn làm món tráng miệng.

Xem thêm:

Bài đăng có liên quan

FPT Telecom đạt danh hiệu “Doanh nghiệp nghìn tỷ” trong hai năm liên tiếp

FPT Camera ‘trình làng’ sự kiện trải nghiệm Nhà AI Tương Tác Không Chạm đầu tiên tại Việt Nam

FTI đón tiếp đoàn doanh nghiệp Đài Loan và Hiệp hội CISA